Người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam


Tranh lụa là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời ở nước ta. Ngày nay, những tác phẩm tranh lụa cổ ở Việt Nam còn lưu lại là hai bức tranh lụa vẽ chân dung Nguyễn Trãi và Phùng Khắc Khoan từ thời nhà Lê. Có thể nói, lối vẽ tranh lụa thời đó còn chịu nhiều ảnh hưởng từ phong cách tranh lụa Trung Hoa. Theo thời gian và sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam, tranh lụa hiện đại Việt Nam ra đời từ thập niên 1930 và họa sỹ Nguyễn Phan Chánh được xem là người khai sáng, đặt nền tảng cho loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Lớp vẽ OS xin giới thiệu tới các học viên đôi nét về “Người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam – họa sỹ Nguyễn Phan Chánh”.

Chanh-3

Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) sinh tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà nay là phường Tân Giang, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1922 ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm thuộc trường Quốc học Huế. Sau đó ở lại dạy học tại trường Tiểu học Đông Ba Huế. Năm 1925, Nguyễn Phan Chánh là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (tiền thân trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM ngày nay.

Nguyễn Phan Chánh miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã góp công cách tân nền hội họa việt Nam với một loạt tác phẩm có giá trị như Em bé cho chim ăn, Lên đồng, Những người hát rong, Người bán gạo… đặc biệt là bức Chơi ô ăn quan. Trên nền lụa trắng ngà, bức tranh chỉ có hai màu nâu-đen, Nguyễn Phan Chánh làm người xem ngỡ ngàng khi vẽ những em bé chơi trò dân gian. Chúng không nghịch ngợm, mà chăm chú và điềm tĩnh, ngây thơ mà tư lự… Bức tranh này đã gây tiếng vang lớn trong cuộc triển lãm đấu xảo Paris năm 1931. Từ đó Nguyễn Phan Chánh chuyên sáng tác và nổi tiếng về tranh lụa, dùng lụa để phản ánh hiện thực với phong cách và khuynh hướng nghệ thuật hiện thực dân tộc. Những bức vẽ của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, hồn quê thấm trong từng mảng màu lan nhẹ nhàng, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị như màu nâu đen, vàng đất, xám nhẹ; những đường viền mềm mại; những khoảng trống rất đúng chỗ.

Chơi ô ăn quan 

(Chơi ô ăn quan, tranh lụa, Nguyễn Phan Chánh)

Tại hội chợ Hong Kong Art Fair từ 23 đến 26-5-2013, trong phiên bán đấu giá Christie’s International, tác phẩm Người bán gạo (La marchand de riz) được vẽ năm 1932 của Phan Nguyễn Chánh được một khách người Pháp đón nhận đến 390.000 đô-la Mỹ.

Người bán gạo

(Người bán gạo, tranh lụa, Nguyễn Phan Chánh)

Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh được mời tham gia giảng dạy Mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có Trường Bưởi và Trường Đại Học Mỹ Thuật Hà Nội (1955). Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này.

Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Ông là người đang giữ kỷ lục về số tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cảnh quan nông thôn Việt Nam, ký ức về dòng thời gian lưu dấu trong tâm trí của bao thế hệ bổng chốc hiện về miên man, lan trong từng gam màu trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh – người không chỉ mang lại nét đẹp cho tâm hồn người xem, thổi làn gió mới vào tranh lụa Việt mà còn chấp cánh cho văn hóa Việt đến với bạn bè năm châu.

Hải Yến – Lớp vẽ OS

[nguồn hình: http://www. vietnamfineart.com.vn và  http://www. vietnamarts.vn]

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.